THIẾT KẾ NHÀ THÔNG MINH VÀ NHỮNG LƯU Ý BẠN CẦN PHẢI BIẾT

Thiết kế nhà thông minh

1. Vì sao bạn nên thiết kế nhà thông minh cho mình

Hiện nay, nhà thông minh ngày càng trở thành xu hướng thiết kế của các căn hộ hiện đại. Vậy làm sao để có thể thiết kế nhà thông minh cho mình? Và thiết kế nhà thông minh là gì? Cần làm gì? Chắc hẳn là những thắc mắc không nhỏ. Vì vậy, hôm nay hãy cùng Smart Buy Store tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé.

Việc thiết kế nhà thông minh chắc chắn sẽ mang lại trải nghiệm sống thoải mái, dễ chịu hơn. Với căn hộ thông minh, bạn có thể tiết kiệm thời gian và công sức hơn trong việc quản lý ngôi nhà. Dù bạn đang ngả mình trên sofa vẫn có thể dễ dàng bật/ tắt bất kỳ thiết bị điện nào chỉ bằng một cái chạm tay. Hơn thế, căn nhà thông minh còn giúp bạn tiết kiệm điện năng hơn so với thiết kế thông thường. Hệ thống an ninh cảnh báo cực nhạy của ngôi nhà thông minh sẽ bảo vệ gia đình bạn một cách an toàn nhất.

Ngày nay, theo nhu cầu ngày càng khắt khe của các chủ căn hộ thì việc tự thiết kế nhà thông minh cũng đang dần trở nên phổ biến hơn. 

Xem thêm:

Vì sao bạn nên có nhà thông minh

Tự thiết kế nhà thông minh

2. Ưu điểm khi tự thiết kế smarthome

  • Bạn có thể chủ động bố trí từng thiết bị trong ngôi nhà theo đúng mong muốn của mình.
  • Tiết kiệm chi phí phát sinh (chi phí thuê người thiết kế, thuê kỹ thuật viên lắp đặt thiết bị…)
  • Bạn có thể tự cấu hình cài đặt thiết bị theo ý muốn của mình.
  • Tự điều khiển kiểm soát tình hình hoạt động và điều chỉnh khi không hợp lý.
  • Hệ thống bảo mật được giữ bí mật tuyệt đối, bạn không cần phải tiết lộ với người ngoài. Điều này giúp tránh được các rủi ro an ninh không mong muốn.

Với những ưu điểm đã nêu ở trên, tự thiết kế ngôi nhà thông minh là lựa chọn rất sáng suốt và hoàn toàn có thể thực hiện.

3. Những lưu ý khi tự thiết kế nhà thông minh

Kiến trúc thông minh

Một ngôi nhà thông minh là căn nhà được thiết kế với lối kiến trúc thông minh, kết hợp giữa kỹ thuật và nghệ thuật (tính thẩm mỹ). 

Để xây dựng theo thiết kế này đòi hỏi bạn phải có một sự tính toán kỹ lưỡng về diện tích căn nhà, vị trí lắp đặt thiết bị… Vì mỗi không gian khác nhau sẽ có nhu cầu sử dụng khác nhau. Do đó, trước khi xây dựng gia chủ cần có bản vẽ chi tiết về kiến trúc và bố trí của căn nhà cho từng vị trí.

Sử dụng thiết bị thông minh

Căn hộ thông minh sẽ sử dụng những nội thất thông minh, điều này giúp không gian sống đa dạng, tiện lợi và tiết kiệm điện năng hơn. Bạn phải quan tâm đến vấn đề: Lựa chọn thiết bị nào thì phù hợp? Thiết bị nào hoạt động hết công suất, nhưng vẫn đảm bảo tiết kiệm điện năng? Cách để sử dụng các thiết bị điện thông minh hiệu quả và tiết kiệm?

Thiết lập hệ thống điều khiển và quản lý từ xa

Các gia chủ nên quản lý hoạt động của smarthome thông qua một hệ thống lập trình tổng. Bất kỳ hoạt động nào trong nhà, hệ thống sẽ báo cho chủ căn hộ thông qua điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng. 

Ngoài ra, gia chủ cũng có thể kiểm soát, bật/ tắt các thiết bị điện thông qua hệ thống điều khiển từ xa, khi đó việc quản lý ngôi nhà sẽ trở nên đơn giản và tiện lợi hơn.

Những lưu ý khi tự thiết kế nhà thông minh

Nhà thông minh – Smarthome

4. Lưu ý khi lựa chọn thiết bị điện thông minh

  • Lựa chọn thiết bị có thiết kế hiện đại, sang trọng, giúp tôn lên đẳng cấp của ngôi nhà.
  • Các thiết bị được điều khiển từ xa thông qua smartphone và có thể điều khiển bằng giọng nói (thuận tiện hơn cho cuộc sống hằng ngày)
  • Lựa chọn loại thiết bị khi thi công lắp đặt không ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng.
  • Ưu tiên thiết bị dễ dàng lắp đặt giúp cho việc thi công đỡ tốn thời gian và công sức.
  • Tương thích với kích thước đế âm trong nhà của mình và hạ tầng điện của Việt Nam
  • Thiết bị chất lượng, đầy đủ linh kiện, có chứng chỉ và bảo hành uy tín.
  • Tìm nhà cung cấp phù hợp, uy tín và chất lượng để đảm bảo chất lượng sản phẩm và tính bảo mật cho căn hộ.
Lưu ý khi lựa chọn thiết bị điện thông minh

Lựu chọn các thiết bị thông minh

5. Các bước tự thiết kế căn hộ thông minh 

Bước 1: Tạo mẫu thiết kế chi tiết cho nhà thông minh

Đầu tiên, bạn cần vẽ sơ đồ chi tiết cho ngôi nhà thông minh của mình: Có bao nhiêu thiết bị cần được lắp đặt? Lắp đặt ở vị trí nào? Sơ đồ đi dây điện đến các thiết bị?…

Bước 2: Chọn mua thiết bị thông minh từ nhà cung cấp chất lượng, uy tín

Hãy lựa chọn các thiết bị thông minh dựa trên các yếu tố sau theo thứ tự sau: sự yêu thích; phù hợp với căn nhà; công suất hoạt động; thương hiệu uy tín. Ngoài ra, nên chọn các sản phẩm dễ lắp đặt và chú ý làm theo hướng dẫn từ nhãn hàng.

Các bước tự thiết kế căn hộ thông minh

Hệ thống chiếu sáng thông minh

Bước 3: Tiến hành lắp đặt nhà thông minh theo hướng dẫn của nhà sản xuất

Đây là bước khó nhất trong quá trình tự thiết kế nhà thông minh. Bạn cần đọc kỹ hướng dẫn và cách lắp đặt của các thiết bị trước khi bắt đầu. Hoặc bạn cũng có thể nhờ hỗ trợ từ các công ty lắp đặt nhà thông minh (sẽ có chi phí phát sinh thêm).

Bước 4: Kiểm tra toàn bộ hệ thống thông qua ứng dụng

Sau khi kết nối với các thiết bị điều khiển từ xa, bạn cần mở ứng dụng lên và tích vào từng nút điều khiển để kiểm tra hoạt động của từng thiết bị. Lưu ý kiểm tra thêm tính năng điều khiển bằng giọng nói (nếu có) để xem toàn bộ hệ thống có hoạt động tốt hay không.

Các thiết bị thông minh bạn có thể tham khảo:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *