HỆ SINH THÁI NHÀ THÔNG MINH LÀ GÌ? CÁC HỆ SINH THÁI SMART HOME PHỔ BIẾN

Hệ sinh thái nhà thông minh

Cuộc sống hiện đại ngày nay các ngôi nhà, thiết bị điện trong gia đình đã trở nên thông minh và phục vụ nhiều nhu cầu cao cấp hơn. Nhiều hãng công nghệ lớn trên thế giới đều không ngừng phát triển các sản phẩm Smart home. Mỗi hệ sinh thái được tạo ra với ưu điểm và các tính năng riêng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn top các hệ sinh thái nhà thông minh nổi bật nhất hiện nay.

1. Hệ sinh thái nhà thông minh là gì?

Hệ sinh thái nhà thông minh là một hệ thống bao gồm: phần mềm và phần cứng (thiết bị thông minh) hoạt động liền mạch với nhau. Các nền tảng nhà thông minh (phần mềm) hiện nay có thể kể đến như: Apple, Google, Amazon, Samsung, Mi home. Trong hệ thống phần mềm bao gồm cả các trợ lý ảo thông minh và hệ thống lưu trữ đám mây của từng hệ sinh thái. Các thiết bị thông minh (phần cứng) có thể kể đến như: Aqara (của Xiaomi), Xiaomi, Tuya,… Đó là các thương hiệu đến từ nước ngoài, hiện tại, Việt Nam cũng có các hệ sinh thái như: Lumi, Javis home.

Nhà thông minh

Hệ sinh thái Smarthome

Các thiết bị thông minh có thể “tương thích” với các nền tảng khác hoặc không tùy theo từng thiết bị cụ thể. Các thiết bị trong cùng một hệ thống thường được kết nối với nhau qua một thiết bị trung tâm để có thể hoạt động tối ưu và thông qua đó kết hợp với các hệ sinh thái khác. 

Ví dụ như các đèn thông minh của Philips Hue có thể sử dụng độc lập thông qua kết nối Bluetooth nhưng để sử dụng các tính năng nâng cao thì bạn cần có Philips Hue Bridge. Và nhờ Philips Hue Bridge, bạn có thể kết nối với hệ sinh thái của Google Home, Apple Homekit.

Vì vậy, trước khi quyết định mua hay lựa chọn hệ sinh thái nào người sử dụng cần tìm hiểu và quyết định kỹ tránh trường hợp thiếu “tương thích” và đồng bộ giữa các thiết bị trong nhà của mình.

Xem thêm:

Hệ sinh thái nhà thông minh sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc kiểm soát và điều khiển các thiết bị thông minh trong nhà. Mọi thứ sẽ được thiết lập theo các bài bản và hợp lý hơn bao giờ hết. Dưới đây là một số hệ sinh thái nhà thông minh nổi bật để bạn tham khảo:

2. Các hệ sinh thái nhà thông minh

2.1 Hệ sinh thái Samsung SmartThings

Hệ sinh thái SmartThings của Samsung sẽ khiến ngôi nhà với các thiết bị tương thích với Samsung trở nên thông minh hơn. Hệ sinh thái này có thể giúp bạn kết nối với mọi thiết bị Samsung trong nhà và dễ dàng kiểm soát chúng. Bạn có thể theo dõi hoạt động của các thiết bị trong nhà qua một ứng dụng duy nhất. 

Trợ lý giọng nói cũng là một trong những ưu điểm nổi bật của SmartThings. Bạn có thể sử dụng giọng nói của mình để điều khiển ngôi nhà thông minh như bật/tắt các thiết bị, điều chỉnh hệ thống với trợ lý ảo Bixby.

Samsung SmartThings

Samsung SmartThings

Hệ sinh thái Samsung SmartThings cũng có độ tương thích khá cao với các thiết bị thông minh khác. Một số thiết bị nhà thông minh tương thích với hệ sinh thái này như Đèn Yeelight Color 1S hay Bộ điều khiển máy lạnh Sensibo Sky. Chỉ cần trên những thiết bị thông minh xuất hiện Logo “Works with SmartThings” thì đều tương thích với hệ sinh thái này.

Ưu điểm:

  • Tối ưu hóa cài đặt thiết bị
  • Điều chỉnh và quản lý các thiết bị trong nhà
  • Tích hợp với các ứng dụng Galaxy
  • Dễ dàng tìm kiếm, xác định vị trí của các thiết bị
  • Điều khiển các thiết bị trong nhà từ xa
  • Điều khiển các thiết bị bằng trợ lý ảo

Xem thêm:

2.2 Hệ sinh thái nhà thông minh Google Home

Được phát triển bởi một trong những ‘gã khổng lồ’ công nghệ, Google Home hiện đang là hệ sinh thái được nhiều gia đình sử dụng. Nó được tích hợp nhiều công nghệ thông minh, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo AI. Người sử dụng hệ sinh thái này có thể ra lệnh hoặc yêu cầu thiết bị làm việc thông qua giọng nói. Trợ lý ảo –  Google Assistant sẽ giúp bạn quản lý các thiết bị nhà thông minh theo cách hiệu quả nhất.

Hệ sinh thái nhà thông minh Google Home

Google Home

Tuy nhiên, Google lại không quá chú trọng vào việc sản xuất ra các thiết bị thông minh cho gia đình. Nếu bạn sử dụng Google Home thì không tránh khỏi việc hệ thống nhà thông minh của bạn không đồng nhất. Để có một hệ sinh thái nhà thông minh hoàn chỉnh, bạn phải kết hợp nhiều thiết bị thông minh từ các hàng công nghệ khác nhau. Điều này vô tình gây khó khăn trong việc chọn lựa và lắp đặt các thiết bị.

Ưu điểm:

  • Sản phẩm có hiệu năng tốt
  • Sở hữu nhiều tính năng mở rộng
  • Tương thích với nhiều ngôn ngữ
  • Tốc độ phản hồi nhanh.

2.3 Hệ sinh thái nhà thông minh Apple Homekit

Apple HomeKit là một trong những hệ sinh thái được nhiều fan hâm mộ của thương hiệu ‘táo cắn dở’ ưa thích. Hệ sinh thái nhà thông minh này có thể điều khiển các thiết bị bằng một giao thức riêng. Bạn có thể sử dụng  iPhone, iPad hoặc Apple Watch để điều khiển các thiết bị thông minh sử dụng iOS.

Hệ sinh thái nhà thông minh Aqara Home

Aqara Home

Hệ sinh thái này có thể giúp bạn dễ dàng quản lý các thiết bị khác bằng giọng nói hoặc thao tác tay. Đặc biệt, bạn có thể sử dụng trợ lý ảo – Siri như một người bạn đồng hành trong ngôi nhà thông minh này.

Ưu điểm:

  • Khả năng tương thích các với các thiết bị
  • Hiệu năng sản phẩm tốt
  • Mức độ hoàn thiện cao
  • Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ

2.4 Hệ sinh thái nhà thông minh Aqara Home

Hệ sinh thái Aqara Home là lựa chọn hàng đầu cho những ai muốn tiếp cận Homekit của Apple theo cách tiết kiệm chi phí hơn. Hiện thương hiệu này đang cung cấp nhiều sản phẩm IoT hoạt động hiệu quả và được ưa thích. Về cơ bản, thiết kế của các thiết bị khá giống với Xiaomi nhưng vẫn có những điểm nổi bật riêng.

Ưu điểm:

  • Hiệu năng cao
  • Tương thích với nhiều thiết bị
  • Tốc độ phản hồi nhanh
  • Sản phẩm thông minh đa dạng
  • Tiết kiệm chi phí

2.5 Hệ sinh thái nhà thông minh Amazon

Nếu bạn yêu thích sưu tầm các thiết bị thông minh và muốn mua chúng mà không cần quan tâm về độ tương thích thì hệ sinh thái Alexa là lựa chọn hàng đầu. Sản phẩm công nghệ này của Amazon được sử dụng cực kì phổ biến ở nước ngoài. Nó được yêu thích không chỉ vì các tính năng ưu việt, tiện lợi mà còn nhờ khả năng tương thích ‘có một không hai’. 

Alexa là trợ lý ảo nổi tiếng của hệ sinh thái Amazon. Nó có thể giúp bạn điều khiển các thiết bị khác một cách nhanh chóng. Thêm vào đó, nó không chỉ tương thích với các thiết bị trong cùng hệ thống mà nó có thể hoạt động hiệu quả với hầu hết các thiết bị đến từ thương hiệu khác. 

Ưu điểm:

  • Hiệu suất làm việc cao
  • Nền tảng rộng, hoạt động ổn định
  • Liên tục được cập nhật các tính năng mở rộng
  • Tương thích với hầu hết các thiết bị thông minh

2.6 Hệ sinh thái Tuya

Vừa là hệ sinh thái nhà thông minh, Tuya cũng là nền tảng Smarthome toàn cầu. Hệ sinh thái đến từ thương hiệu này có thể kết nối với rất nhiều thiết bị khác nhau. Điều đặc biệt hơn cả, dù bạn có sử dụng cả triệu thiết bị thông minh thì tất cả đều được quản lý trên một ứng dụng duy nhất – Tuya.

Hệ sinh thái nhà thông minh Tuya

Hệ sinh thái Smarthome Tuya

Để làm được điều đó, Tuya cung cấp các dịch vụ máy chủ và điện toán đám mây để điều khiển thiết bị thông minh. Sau khi tích hợp phần cứng của thiết bị với Tuya, bạn có thể tự tin sử dụng nó để điều chỉnh và quản lý. Tuya không sử dụng trợ lý ảo của riêng nó. Bạn có thể sử dụng Google Assistant hoặc Amazon Alexa như trợ lý ảo cho hệ sinh thái này.

Ưu điểm:

  • Tương thích với nhiều thiết bị thông minh
  • Hiệu suất làm việc cao
  • Thiết lập các cơ chế tự động kích hoạt

3. Kết luận

Các hệ sinh thái nhà thông minh sẽ đem đến cho bạn một không gian sống hiện đại với nhiều tiện ích. Mọi hoạt động của bạn sẽ được đơn giản hóa và hiệu suất làm việc cũng được nâng cao hơn. Hệ sinh thái nhà thông minh không chỉ giúp bạn dễ dàng quản lý mọi trang thiết bị mà nó còn an toàn và tiết kiệm thời gian. Mong rằng, những chia sẻ ở trên của chúng tôi có thể giúp bạn có thêm góc nhìn mới về cuộc sống thông minh và hiện đại.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *