NHÀ THÔNG MINH LÀ GÌ? TỪ A – Z VỀ SMART HOME MÀ BẠN CẦN BIẾT

Nha-thong-minh-a-z

Nhà thông minh là gì? Là câu hỏi ngày càng trở nên phổ biến. Trong thời đại công nghệ, kỹ thuật và các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo ngày càng phát triển mạnh mẽ. Cùng với sự phủ sóng rộng khắp của mạng internet và phổ biến của điện thoại thông minh đã làm cho cuộc sống chúng ta ngày càng hiện đại và thông minh hơn.

Với những sự tiến bộ đó, ngôi nhà mà chúng ta đang sống và các thiết bị mà chúng ta sử dụng hằng ngày đã và đang trở nên thông minh hơn. Chúng có thể giao tiếp với nhau để tạo nên môi trường thông minh và tự động hóa các hoạt động như tự động bật/tắt theo thời gian hoặc điều kiện đã thiết lập. Bạn cũng có thể dễ dàng điều khiển nhà thông minh từ bất kỳ đâu thông qua Smartphone và kết nối internet. Điều đó không còn là viễn tưởng nữa mà ngày càng gần với thực tế hơn bao giờ hết. Đầu tiên, để hiểu hơn về chủ đề nhà thông minh, hãy xem video sau:

1. Nhà thông minh là gì? Smart Home là gì?

Nhà thông minh (hay Smart home) là ngôi nhà được trang bị các thiết bị điện, điện tử thông minh. Các thiết bị thông minh này được kết nối và làm việc  với nhau trong cùng một hệ thống. Dưới hệ thống nhà thông minh này bạn có thể điều khiển thiết bị từ xa hoặc được tự động hóa – bán tự động hóa. Hệ thống này giao tiếp với người dùng thông qua bảng điện tử đặt trong nhà, ứng dụng trên điện thoại di động, máy tính bảng hoặc một giao diện web (Theo Wikipedia).

Các hệ thống smart home hiện nay là thành quả của các công nghệ như: kết nối hồng ngoại, điện thoại thông minh, IoT, công nghệ đám mây, các giao thức kết nối (Wifi, ZigBee, Bluetooth,…). Nhờ những thành quả công nghệ đó mà các thiết bị thông minh có thể hoạt động theo lặp trình, giao tiếp với nhau và điều khiển từ xa thông qua các app hỗ trợ như Google Home, Apple homekit, Mi home.

2. Chức năng của nhà thông minh

Một ngôi nhà thông minh có nhiều chức năng ưu việt hơn so với căn hộ thông thường. Những tính năng nổi bật sau đây có thể thuyết phục bạn làm “cách mạng” cho ngôi nhà mình trở nên thông minh hơn đấy!

2.1 Chức năng của các thiết bị được nâng cấp hơn

Hệ thống đèn chiếu sáng của ngôi nhà có thể thay đổi màu hay nhiệt độ màu linh hoạt, phù hợp cho từng mục đích sử dụng khác nhau (tiệc tùng, bữa ăn ấm cùng,…).

thiet-bi-nha-thong-minh

Thiết bị thông minh của Smart Home

Loa thông minh có thể nhận diện và hiểu được câu lệnh, không chỉ phát nhạc theo yêu cầu, mà còn có thể ghi nhớ và tự động thực hiện dựa trên những câu nói tự nhiên của bạn.

Hệ thống chuông cửa hỗ trợ nhận diện hình ảnh của khách đến nhà lên chính điện thoại thông minh hay máy tính bảng của bạn, cho phép bạn giao tiếp với khách và mở cửa cho khách vào ngay từ xa (nếu cần).

Hệ thống điều hòa nhiệt độ/độ ẩm (như máy điều hòa, máy hút ẩm, quạt thông gió,…) có thể tự động điều chỉnh tùy theo sự thay đổi của môi trường (nhiệt độ, độ ẩm, nồng độ oxy,…) để duy trì không gian sống trong lành và an toàn cho sức khỏe.

Ngoài ra, các nguồn điện/ổ cắm cũng có thể trở nên thông minh hơn nhờ tính năng bật/tắt từ xa, hẹn giờ, giúp kiểm soát lượng điện tiêu thụ hằng ngày,…

2.2 Điều khiển và giám sát Smarthome từ xa

Với nhà thông minh, bạn có thể bật/tắt và kiểm soát các thiết bị trong nhà dù bạn đang ở văn phòng, đang đi công tác, đi du lịch… chỉ với một chiếc smartphone hay máy tính bảng nhỏ gọn.  Với chức năng này, bạn sẽ không còn phải lo lắng rằng mình đã tắt đèn, tắt điều hòa, hay khóa cửa khi ra ngoài chưa. Bạn có thể kết nối và điều khiển nhà thông minh từ bất kỳ đâu, ở bất kỳ thời gian nào bạn muốn.

Điều khiển và giám sát Smarthome từ xa

Điều khiển Smarthome từ xa

2.3 Điều khiển thiết bị thông minh bằng giọng nói

Điều khiển nhà thông minh bằng giọng nói chính là chức năng được các chủ căn hộ yêu thích nhất khi sử dụng. Chức năng này cho phép người dùng kiểm soát và điều khiển các thiết bị thông qua các câu lệnh bằng giọng nói của mình và không phải thực hiện bất kỳ hành động nào. Đây không chỉ là một tính năng thông minh, cực kỳ tiện lợi mà còn thể hiện mặt thời thượng và hiện đại của người sử dụng.

Chỉ với một thiết bị trợ lý ảo là bạn có thể “giao tiếp” với căn nhà thông minh của mình thông qua giọng nói. Một số trợ lý ảo phổ biến hiện nay giúp hỗ trợ điều khiển các thiết bị trong nhà một cách dễ dàng dù ở bất kỳ đâu có thể kể đến như trợ lý ảo Siri, Google Assistant, Amazon Alexa.

Một số ví dụ như:

  • Để bật đèn: Hey Google! Turn on the light!
  • Để tắt đèn: Hey Google! turn off the light!
  • Để bật điều hòa: Hey Google! Turn on the air conditioner!
dieu-khien-bang-giong-noi

Điều khiển bằng giọng nói

2.4 Thiết lập ngữ cảnh tự động

Cuộc sống của bạn sẽ dễ dàng và tiện nghi hơn bao giờ hết với các ngữ cảnh tự động được thiết lập trong ngôi nhà thông minh của mình. Mọi hành động, thao tác hằng ngày đều có thể được thiết lập một các tự động, hoặc được thực hiện chỉ với một thao tác đơn giản với smarthome.

  • Hệ thống đèn sẽ tự động bật/tắt theo từng thời điểm trong ngày do người dùng thiết đặt, hay đèn sáng khi mở cửa, đi tới đâu đèn sáng tới đó và sẽ tắt khi người đó rời đi.
  • Hệ thống rèm cửa có thể thiết lập các ngữ cảnh như: chế độ mở rèm khi tiếp khách, đóng rèm khi xem phim hay đi ngủ và có thể đóng/ mở cùng lúc nhiều rèm.
  • Người dùng có thể thiết lập hệ thống điều hòa, bình nước nóng tự động làm việc theo khung giờ được cài đặt sẵn, hoặc cài đặt các chế độ để tự điều chỉnh sao cho phù hợp với môi trường.
  • Hệ thống tưới sân vườn sẽ tự động tưới cây cỏ trong vườn hàng ngày theo thời gian được định sẵn từ trước.

2.5 Hệ thống chiếu sáng thông minh

Hệ thống chiếu sáng ấn tượng chính là điểm thu hút của một ngôi nhà thông minh. Không chỉ mang lại không gian sống hứng khởi mà hệ thống này sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều tiện ích trong cuộc sống. Ví dụ như:

  • Dễ dàng kiểm soát hệ thống đèn từ xa thông qua điện thoại dù đang ở bất kỳ đâu như du lịch, công tác,…
  • Có thể thiết lập chức năng hẹn giờ bật/tắt linh hoạt cho hệ thống đèn trong nhà. Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn bật/tắt một hay nhiều đèn để không phải mất thời gian thao tác cho từng bóng đèn như cách truyền thống. 
  • Hệ thống đèn thông minh còn có thể được điều khiển bằng âm thanh như tiếng vỗ tay, hay bằng câu lệnh từ giọng nói thông qua các trợ lý ảo.

Ngoài ra bạn còn có thể đồng bộ ánh sáng với âm nhạc, phim ảnh hay video game để mang lại trải nghiệm không gian sống động lên một tầm cao mới. Đèn có thể tăng giảm độ sáng hoặc thay đổi màu sắc linh hoạt tùy theo từng loại đèn. Một số sản phẩm đèn thông minh cao cấp phổ biến có thể kể đến như: đèn Philips Hue hay đèn Yeelight.

Xem thêm:

Philips-Hue-Lightstrip

Đèn thông minh Philips Hue

2.6 Đảm bảo an ninh hơn

Hệ thống camera thông minh trong smarthome sẽ đảm bảo an ninh cho ngôi nhà và gia đình bạn. Bạn có thể dễ dàng quan sát những hoạt động xảy ra xung quanh và trong ngôi nhà thông qua điện thoại, laptop, máy tính bảng,…

Đặc biệt, nhờ hệ thống cảm biến chuyển động được tích hợp trên camera thông minh, bạn sẽ nhận được thông báo trực tiếp đến điện thoại cá nhân ngay cả khi có ai đó đi ngang qua nhà bạn. Đối với các camera cao cấp còn được trang bị cả khả năng chống nước, cảm biến hồng ngoại vào ban đêm và mang đến hình ảnh cực sắc nét. 

Hệ thống chuông cửa hiện đại cũng được trang bị camera giám sát. Bạn có thể kết hợp với thiết bị chống trộm để đảm bảo sự an toàn 24/24 cho ngôi nhà hiệu quả. Khi có người lạ đột nhập, hệ thống cảm biến chống trộm sẽ có hành động cảnh báo như hú còi, bật đèn, mở rèm,… và có thông báo ngay đến thiết bị của bạn như điện thoại, máy tính… 

3. Thiết bị thông minh trong Smarthome

Để ngôi nhà trở nên thông minh thì các thiết bị điện, điện tử trong ngôi nhà cũng là các thiết bị thông minh. Các thiết bị thông minh là các thiết bị có khả năng kết nối và giao tiếp với nhau và tạo thành một hệ thống. Từ đó, các thiết bị có thể kết hợp với nhau tạo ra các ngữ cảnh tự động – bán tự động như:

  • Bật/tắt đèn khi có người
  • Cảnh báo trộm hay có người lạ đột nhập
  • Thiết lập ngữ cảnh: bật đèn, bật điều hòa, bật máy nước nóng,… khi bạn đi làm về mỗi tối.

Ngoài ra, các thiết bị này cũng có thể điều khiển tự xa và quản lý qua smartphone.

Các thiết bị nhà thông minh phổ biến hiện nay có thể kể đến như: đèn thông minh, cảm biến thông minh, loa thông minh, công tắc – ổ cắm thông minh, thiết bị điều khiển trung tâm,…

Xem thêm:

3.1 Giao thức kết nối trong nhà thông minh là gì?

Để các thiết bị thông minh có thể giao tiếp thì chúng cần phải được kết nối với nhau. Trong hệ thống nhà thông minh hiện nay có nhiều cách để các thiết bị có thể giao tiếp với nhau như thông qua sóng: Wifi, ZigBee, Bluetooth, NFC, Z – wage,… Hầu hết các thiết bị một số hoặc các tiêu chuẩn này.

Để biến ngôi nhà của mình trở thành smart home “chính hiệu” các bạn cần hiểu rõ hơn về các thiết bị nhà thông minh hiện tại. Từ đó, có thể đưa ra lựa chọn phù hợp. 

3.2 Các thiết bị nhà thông minh thường được sử dụng

Sau đây là một số các thiết bị thường được sử dụng cho các căn hộ thông minh mà bạn có thể tham khảo để trang bị cho ngôi nhà của chính mình!

3.2.1 Thiết bị chiếu sáng

Hệ thống chiếu sáng thông minh là trang bị đầu tiên mà bạn cần nghĩ đến khi muốn xây dựng cho mình một ngôi nhà thông minh. Các thiết bị trong hệ thống chiếu sáng bao gồm: bóng đèn thông minh, đèn âm trần, đèn cảm biến, các dải đèn LED trang trí.

Đèn thông minh được tích hợp những tính năng hiện đại nhưng ít hao tốn điện năng hơn so với bóng đèn thông thường, tuổi thọ cao hơn, dễ dàng điều khiển hơn, tốc độ phản hồi nhanh hơn,…

Thiết bị chiếu sáng thông minh

Thiết bị chiếu sáng thông minh

3.2.2 Thiết bị cảm biến

Các thiết bị cảm biến có thể hiển thị thông số trực tiếp hay thông qua app và thông báo đến điện thoại, chủ yếu thường sử dụng để tạo thành ngữ cảnh tự động khi kết hợp với các thiết bị thông minh khác. Một số loại thiết bị cảm biến có thể kể đến như:

  • Cảm biến chuyển động: Được thiết kế để phát ra cảnh báo khi có người đi vào vùng cảm biến.
  • Cảm biến cửa: giúp mở cửa tự động khi có người đi qua và đóng cửa khi không có ai. Thiết bị gửi cảnh báo khi cửa mở hoặc đóng đến điện thoại của bạn giúp tăng khả năng chống trộm.
  • Cảm biến khói: theo nguyên lý cảm biến quang học giúp cảnh báo cháy kịp thời, đảm bảo tính an toàn và chủ động phòng tránh khỏi những nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra.
  • Một số loại cảm biến khác như: cảm biến nhiệt độ, cảm biến môi trường, cảm biến ánh sáng, cảm biến nước,…

3.2.3 Thiết bị âm thanh

Các thiết bị âm thanh (loa thông minh) cũng có thể được sử dụng như một thiết bị điều khiển trung tâm (hub) nhờ khả năng nhận diện câu lệnh bằng giọng nói. Ngoài ra, các loa thông minh còn có thể được sử dụng làm loa báo động và có thể điều khiển thông qua giọng nói.

loa-thong-minh

Loa thông minh Google Home mini

3.2.4 Camera trong nhà thông minh là gì?

Camera an ninh là một thiết bị cực kỳ cần thiết cho ngôi nhà thông minh của bạn. Với camera an ninh bạn hoàn toàn có thể theo dõi các khu vực đã được thiết lập sẵn và tự động phát ra cảnh báo khi có ai đó xâm nhập vào khu vực “cấm”. Tích hợp camera thông minh với điện thoại cá nhân, bạn sẽ nhận được cảnh báo mỗi khi có biến động xung quanh căn nhà của mình. Đây rõ ràng là một giải pháp tuyệt vời để bảo vệ cho ngôi nhà của bạn dù đang ở xa.

Camera trong nhà thông minh

Camera thông minh

3.2.5 Thiết bị trung tâm

Thiết bị điều khiển trung tâm là thiết bị vô cùng quan trọng trong việc quản lý ngôi nhà thông minh của bạn, được xem như “bộ não” của smarthome. Với bộ điều khiển này, bạn có thể dễ dàng giám sát, quản lý thông tin từ các thiết bị thông minh khác trong ngôi nhà thông qua bộ truyền tín hiệu.

Nó có nhiệm vụ kết nối các thiết bị trong nhà với nhau, tiếp nhận thông tin đầu vào từ công tắc, cảm biến… gửi đến server. Sau đó, điều khiển trung tâm sẽ điều phối lệnh và ngữ cảnh để điều khiển các thiết bị thực hiện theo lệnh.

 Một số thiết bị thông minh cần phải có thiết bị trung tâm để có thể sử dụng tối ưu chức năng của mình, như: đèn Philips Hue cần Philips Hue Bridge. Đặc biệt các tính năng như thiết lập ngữ cảnh, điều khiển thiết bị từ xa, điều khiển bằng giọng nói… thì đều cần phải có bộ điều khiển trung tâm mới có thể thực hiện được. 

.

Philips-Hue-Bridge

Philips Hue Bridge trái tim của hệ thống chiếu sáng Philips Hue

4. Giải pháp nhà thông minh và hệ sinh thái nhà thông minh

Giải pháp nhà thông minh được hiểu đơn giản là phương pháp, phương án cụ thể để lắp đặt Smarthome theo một yêu cầu nhất định. Hay nói đơn giản thì giải pháp nhà thông minh là việc chọn một hệ sinh thái phù hợp với nhu cầu của người sử dụng.

Hệ sinh thái nhà thông minh bao gồm: phần mềm (bao gồm cả trợ lý ảo) và phần cứng (thiết bị thông minh) hoạt động liền mạch với nhau. Các nền tảng nhà thông minh (phần mềm) hiện nay có thể kể đến như: Apple, Google, Amazon, Samsung, Mi home. Các thiết bị thông minh (phần cứng) có thể kể đến như: Aqara (của Xiaomi), Xiaomi, Tuya,… Đó là các thương hiệu đến từ nước ngoài, hiện tại, Việt Nam cũng có các hệ sinh thái như: Lumi, Javis home.

5. Thiết kế nhà thông minh như thế nào?

Để có thể có cho mình một ngôi nhà thông minh ưng ý, bạn có thể tìm các đơn vị tư vấn để có thể tìm hiểu kỹ hơn về các nền tảng, thiết bị thông minh. Việc thuê đơn vị tự vấn và thi công trọn gói có thể đem lại nhiều lợi ích như: tiết kiệm thời gian tìm hiểu, tối ưu được hiệu năng. Tuy nhiên, chi phí sẽ đắt hơn so với bạn tự tìm hiểu mà lắp đặt.

Nếu bạn có chi phí ít, hoặc muốn tự lắp đặt các thiết bị thông minh cho ngôi nhà của mình thì việc đó hoàn toàn khả thi. Các kiến thức, kỹ năng lắp đặt hoàn toàn không hề khó đến mức bạn không thể tự làm. Để tìm hiểu thêm về thiết bị, cách lắp đặt và cài đặt bạn có thể đọc thêm tại Smart Buy Store hoặc liên hệ với chúng tôi để tư vấn thêm.

Xem thêm bài viết về thiết kế nhà thông minh:

6. Chi phí làm nhà thông minh

Việc chi phí làm nhà thông cao hay thấp còn tùy thuộc và nhu cầu thực tế của bạn như: số lượng thiết bị, yêu cầu về thiết bị. Tuy nhiên, để sở hữu cho mình các thiết bị thông minh thì hoàn toàn không hề đắt. Các thiết bị có giá rơi vào khoảng từ vài trăm đến vài triệu đồng. Vì vậy, để có cho mình một căn hộ thông minh thì chi phí chỉ rơi vào khoảng 10 – 20 triệu đồng là hoàn toàn có thể.

Xem thêm:

Từ khóa liên quan:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *